Trước khi sự xuất hiện của công nghệ video hỗ trợ trọng tài VAR được áp dụng rộng rãi, thì công nghệ goal line đã có mặt và trở thành một phần không thể thiếu tại môn thể thao Vua rồi. Ở bài viết này, cùng uclaprimatefreedom.com tìm hiểu xem công nghệ goal line là gì nhé!

I. Công nghệ Goal line là gì?

Trong bóng đá, công nghệ goal-line là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Tên tiếng Anh đầy đủ của nó là goal-line technology – GLT. Công nghệ này dùng để xác định xem liệu một bàn thắng đã được ghi hay chưa. Cụ thể hơn, đó là một phương pháp để xác định bóng hoàn toàn vượt qua vạch vôi, bên trong vùng giữa cột dọc và xà ngang khung thành với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử, đồng thời trợ giúp trọng tài trong việc công nhận bàn thắng.

Công nghệ Goal line này dùng để xác định xem liệu một bàn thắng đã được ghi hay chưa

Có thể thấy, công nghệ goal line không nắm quyền quyết định thay thế các trọng tài trên sân nhưng nó sẽ giúp các phán quyết của trọng tài đưa ra chính xác hơn. Cụ thể, sau khi trọng tài nhìn vào đồng hồ trên tay, công nghệ này cho ra kết quả là bóng đã hoặc chưa đi qua vạch vôi, chứ không có bất cứ kết quả ngoại lệ nào. 

Tháng 7 năm 2012, Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế (International Football Association Board – IFAB) đã chính thức cho phép sử dụng công nghệ goal-line trong Luật bóng đá (nhưng không bắt buộc). World Cup 2014 chính là giải bóng đá lớn đầu tiên trong lịch sử áp dụng công nghệ xác định bàn thắng mới Goal-line để hỗ trợ trọng tài trong các trận đấu. Và đội tuyển Pháp chính là đội bóng đầu được hưởng lợi từ công nghệ xác định bàn thắng mới goal-line tại World Cup trong trận đấu gặp đội tuyển Honduras.
Trong thời gian thử nghiệm trước đó, công nghệ này đã vượt qua được giai đoạn quan trọng khi xác định được chính xác 68 bàn thắng ghi trong Cúp Liên đoàn tổ chức tại Brazil năm 2013.

Công nghệ goal line có chi phí tương đối đắt đỏ nên chỉ được áp dụng tại một số giải đấu lớn mà thôi. Hiện đây là công nghệ được sử dụng phổ biến tại 5 giải đấu quốc gia hàng đầu châu Âu và các giải quốc tế lớn như World Cup, Euro, Copa America.

Tháng 7 năm 2012, Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế đã chính thức cho phép sử dụng công nghệ goal-line trong Luật bóng đá

Tại nền bóng đá Việt Nam, do vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất nên công nghệ goal line chưa xuất hiện. Tuy nhiên người hâm mộ chúng ta có quyền kỳ vọng về sự phát triển, thay đổi đó sẽ đến không xa trong tương lai.  

II. Cách loại Goal line phổ biến 

Mặc dù công nghệ goal line mới được áp dụng trong thời gian gần đây nhưng vai trò và tầm ảnh hưởng của nó là điều không cần phải bàn cãi. Được biết hiện nay goal line có thể chia thành 2 loại khác nhau gồm camera nhận biết và cảm biến từ trường.

Goal line có thể chia thành 2 loại khác nhau gồm camera nhận biết và cảm biến từ trường.

1. Camera nhận biết

Đây là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện tại thông qua việc sử dụng 14 camera hiện đại lắp đặt xung quanh sân vận động ở những vị trí khác nhau nhưng đều hướng về 2 gôn của 2 đội bóng. Mỗi khung thành của các đội sẽ được giám sát bởi 7 chiếc camera với nhiệm vụ ghi lại hình ảnh của bóng trên sân với tốc độ cao, sự chính xác tuyệt đối, ghi  tường tận đến những điểm ảnh bé nhất, và tốc độ bóng lên đến 120km/h để tính toán khoảng cách tương đối đến vạch vôi khung thành và kết luận rằng bóng đã vào lưới hay chưa. 

Sự hoạt động đồng thời của 7 chiếc camera trước khung thành của đội đảm bảo việc nếu như có ai đó che lấp góc nhìn hay gặp phải bất cứ vật cản nào thì kết quả cho ra vẫn đạt mức tối đa. 

2. Camera cảm biến từ trường

Công nghệ camera cảm biến từ trường thông qua việc cấy lên một cảm biến điện tử vào trung tâm quả bóng kết hợp với việc xây dựng vùng từ trường bằng cách chôn các đường dây điện xung quanh khu vực cầu môn để tạo thành một mạng lưới. Chính vì điều này nên khi bóng đến gần cầu môn thì công việc của từ trường và tín hiệu phân tích sẽ làm nhiệm vụ cho ra kết quả chính xác nhất. 

Cảm ứng trong quả bóng được lắp đặt một cách bền bỉ, an toàn và thông minh đảm bảo có thể chịu đựng sức nặng của các cú sút thần công như búa bổ của các tiền đạo mạnh mẽ nhất. 

III. Phương thức hoạt động của Goal line

Công nghệ goal line không chỉ đơn thuần là một loại máy móc thông thường mà nó là tập hợp của nhiều thể loại có mục đích phân tích và phân tích dữ liệu về vị trí, đường đi của bóng so với khung thành của đội bóng, hay cụ thể hơn là vạch kẻ để xác định bóng lăn qua khung thành hay chưa. 

Sau quá trình phân tích thông qua các loại công nghệ để nhận biết thì kết quả sẽ được chuyển đến trọng tài chính điều khiển trận đấu trên sân thông qua thiết bị tai nghe hoặc đồng hồ thông minh trong thời gian chưa đến 1s.

Sau quá trình phân tích thông qua các loại công nghệ để nhận biết thì kết quả sẽ được chuyển đến trọng tài chính điều khiển trận đấu trên sân

Tín hiệu truyền kết quả sẽ được mã hóa cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quan của trận đấu, giúp hạn chế tối đa các tranh cãi giữa người hâm mộ, tổ trọng tài và hai bên đội bóng đó. Chính vì thế mà có thể nói, Goal line chính là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển của bóng đá hiện đại. 

IV. Tổng kết

Có thể thấy, công nghệ goal line đã khẳng định được tầm quan trọng to lớn của mình đối với làng túc cầu. Trong lịch sử bóng đá thế giới đã ghi nhận không ít những bàn thắng bị khước từ do tầm nhìn hạn chế và sai lầm của các trọng tài trên sân. Công nghệ Goal line cho ra kết quả nhanh GOAL hay No GOAL một cách chính xác tức thì, không gây gián đoạn trận đấu như VAR nên được rất nhiều giải đấu lựa chọn và tin dùng.