Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian các nước phương Đông. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng nhau thực hiện những phong tục từ lâu đời với mong muốn bình an. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì? Cùng uclaprimatefreedom.com tìm hiểu dưới đây nhé.
I. Tết Đoan Ngọ là Tết gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết nửa năm, diệt sâu bọ, Tế Đoan dương… diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Sở dĩ ngày này được chọn là ngày Tết nửa năm vì người xưa dùng lịch Kiến Tý, tháng đầu tiên của năm mới là tháng 11. Do đó, ngày 5/5 Âm lịch chính là thời điểm nửa năm.
Ngoài ra, ngày lễ này được tổ chức vào trưa ngày 5/5 Âm lịch. Bởi “đoan” có nghĩa là mở đầu, còn “ngọ” chính là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 13h chiều.
Đây là ngày tết truyền thống của nhiều nước Đông Á, được tổ chức dựa vào những tín ngưỡng của người phương Đông.
Bên cạnh đó, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt trừ sâu bọ. Bởi đây là thời điểm mùa vụ trong năm bắt đầu. Do đó, vào ngày Tết Đoan Ngọ người dân sẽ diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng.
Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những phong tục, nghi lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Như vậy có thể hiểu, Tết Đoan Ngọ chính là ngày người dân cúng tết nửa năm, cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống thuận lợi.
Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào thứ 5 ngày 22 tháng 6 dương lịch.
II. Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Như đã chia sẻ, phong tục cúng Tết Đoan Ngọ tại mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, bởi nguồn gốc về ngày Tết này cũng không giống nhau. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ là gì?
1. Nguồn gốc ở Trung Quốc
Nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn liền với nhiều câu chuyện khác nhau nhưng nổi bật nhất là liên quan đến vị quan Khuất Nguyên.
Chuyện kể về vị quan nước sở là Khuất Nguyên thời Chiến quốc. Không chỉ là nhà văn hóa nổi tiếng, ông còn là trung thần nước Sở. Trong một lần can ngăn nhà vua không thành, bị gian thần hãm hại nên đã gieo mình xuống sông Mịch La.
Thương tiếc cho sự trung nghĩa của Khuất Nguyên, vào ngày này hàng năm người dẫn đều làm bánh bá trạng trả thôi sông để tưởng nhớ đến ông.
2. Nguồn gốc ở Việt Nam
Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc, ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo tài liệu ghi chép, ngày xưa vào một mùa vụ bội thu, người nông dân ăn mùa vì trúng mùa nhưng sau đó lại bị sâu bọ kéo đến phá nát.
Người dân lo lắng không biết làm thế nào để diệt được sâu bọ thì có ông lão xưng Đôi Truân xuất hiện. Ông bày cho người dân lập bàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước nhà tập thể dục. Mọi người làm theo chỉ dẫn thì một lúc sau, sâu bọ chết rã rượt. Cứ thế, vào ngày 5/5 Âm lịch, người dân lại lập bàn cúng để diệt sâu bọ, từ đó Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ.
3. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Ngoài ý nghĩa là ngày diệt trừ sâu bọ, Tết Đoan Ngọ còn là ngày con cháu thờ cúng tổ tiên, ngày mà mọi người trong gia đình sum vầy.
Dù thời buổi hiện đại, nhưng người Việt vẫn rất coi trọng Tết Đoan Ngọ. Bởi ngoài tết Nguyên Đán, thì đây còn là cơ hội để người thân trong gia đình tụ họp với nhau.
Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, không khí làng xóm thường rất náo nhiệt. Nhà nào nhà nấy đều tất bật chuẩn bị các món ăn thịnh soạn để cúng ông bà, tổ tiên. Sau lễ cúng, gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn ấm cùng với mục đích cầu bình an, tài lộc và sự may mắn.
III. Sự khác nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ ở 3 miền
Theo truyền thống của người xưa, mâm cúng Tết Đoan Ngọ rất quan trọng, cần có đủ lễ vật để dâng cúng tổ tiên, ông bà. Trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ bắt buộc phải có rượu nếp, hoa quả, vàng mã, hương hoa, bánh ú tro.
Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau.
Miền Bắc: mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có bánh tro, rượu nếp, dưa hấu đỏ. Mọi người sẽ cúng vào buổi sáng, ăn các loại trái cây nóng, chua để diệt sâu bọ.
Bắc Trung Bộ: khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ với chè kê, thịt vịt. Theo quan niệm người xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ cả năm.
Nam Trung Bộ: khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu chè xôi, nhà nào có cây ăn quả thì sẽ vào vườn để hái ăn trực tiếp nhằm mang lại tài lộc.
Miền Nam: mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có xôi gấc, chè trôi nước, bánh ú tro…
IV. Một số hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ngoài mâm cúng Tết Đoan Ngọ thì mỗi vùng miền còn có những phong tục khác nhau. Vậy phong tục, hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ là gì ở mỗi vùng miền.
- Khảo cây vào giờ Ngọ: theo đó, vào 12 giờ trưa, ở nhiều địa phương sẽ thực hiện tập tục đánh cây. Những cây bị đánh thường là cây bị sâu bệnh, ra ít quả. Tùy theo từng vùng miền mà cách hỏi sẽ khác nhau nhưng đa số là đe dọa cây nếu không ra quả.
- Ăn trái đây để diệt sâu bọ: 5/5 âm lịch chính là thời điểm gia mùa, sâu bọ phát triển mạnh. Theo quan niệm dân gian, việc ăn các loại quả chua, chát đầu màu sẽ giúp diệt sâu bọ trong người. Vì thế, trong mâm cúng tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu trái cây.
- Ăn rượu nếp: món ăn này có vịt ngọt, làm giảm cơn khát và điều trị chứng ra mồ hôi trộm. Do đó, vào ngày Tết Đoan Ngọ nhiều gia đình sẽ cùng nhau ăn rượu nếp với mong muốn đẩy lùi bệnh tật.
- Hái lá thuốc: vào ngày 5/5 âm lịch, nhiều người sẽ rủ nhau vào rừng hái lá thuốc. Theo quan niệm, 12h giờ trưa chính là lúc dương khí tốt nhất, vì thế hái lá thuốc vào thời gian này sẽ có tác dụng chữa bệnh.
- Ăn bánh ú tro: cùng với rượu nếp thì bánh ú tro cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh có tính mát, dễ tiêu nên dễ dàng trung hòa thức ăn nóng, khó tiêu…
Hy vọng với những kiến thức trên đây bạn đã hiểu rõ hơn Tết Đoan Ngọ là gì và những phong tục đặc biệt có trong ngày tết này. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.