Tiểu sử Phạm Bình Minh
Đồng chí Phạm bình Minh được xem là biểu tượng của nền ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Để hiểu rõ hơn về quá trình công tác, những đóng góp của ông với nền ngoại giao nước ta, bạn hãy theo dõi ngay nội dung tiểu sử Phạm Bình Minh dưới đây của uclaprimatefreedom.com nhé.

I. Tiểu sử Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

Đồng chí Phạm Bình Minh hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ

Tóm tắt tiểu sử Phạm Bình Minh

  • Họ tên: Phạm Bình Minh
  • Năm sinh: 26/03/1959
  • Ngày vào Đảng: 19/5/1984
  • Ngày chính thức: 19/11/1985
  • Trình độ học vấn:
  • Giáo dục phổ thông: 10/10
  • Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Ngoại giao
  • Học hàm, học vị: Thạc sỹ Luật và Ngoại giao
  • Lý luận chính trị: Cao cấp
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh D; Tiếng Pháp C

Chức vụ đảm nhận:

  • Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X (từ tháng 5/2006-01/2009).
  • Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (từ tháng 01/2009 – 01/2011), XI, XII, XIII.
  • Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII.
  • Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

Một số khen thưởng:

  • Huân chương Lao động hạng Nhất (2015)
  • Huân chương lao động hạng Ba (2009)
  • Huy chương vì sự nghiệp Ngoại giao (2003)
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2001-2005)
Phạm Bình Minh sinh năm 1959 tại Nam Định. Cha của ông là cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và mẹ là bà Phan Thị Phúc. Thuở nhỏ, đồng chí theo học tại trường phổ thông cấp 2, 3 Nguyễn Trãi Hà Nội. Ngày từ nhỏ, ông đã được cha khuyến khích tinh thần tự lập. Theo chia sẻ của bà Phúc, mặc dù công việc bận rộn nhưng ông Nguyễn Cơ thạch vẫn luôn dành thời gian rảnh để dạy con trai những kinh nghiệm trong nghề, các vấn đề liên quan đến ngoại giao, đàm phán. Vì thế mà ông Phạm Bình Minh chịu nhiều ảnh hưởng từ cha mình.
Từ năm 1977 đến 1981, ông theo học tại Học viện Quan hệ Quốc tế. Năm 1981, tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao.
Đồng chí Phạm Bình Minh hiện là Ủy viên Bộ chính Trị, Phó thủ tướng Chính phủ và thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. Tóm tắt quá trình công tác

Đôi nét về quá trình công tác của đồng chí Phạm Bình Minh
Để hiểu rõ hơn về tiểu sử Phạm Bình Minh, chúng ta cùng tóm tắt đôi nét về quá trình công tác của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (nguồn: baochinhphu.vn).
  • 9/1976 – 9/1981: Học tập tại trường Đại học Ngoại giao tại Hà Nội.
  • 10/1981 – 9/1982: Đảm nhận chức vụ cán bộ Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao.
  • 9/1982 – 01/1986: Được phân công làm tùy viên, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh.
  • 01/1986 – 6/1991: Đồng chí Phạm Bình Minh là cán bộ, rồi Tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao.
  • 6/1991 – 6/1994: Đồng chí được bổ nhiệm làm phó Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao; sau đó học Thạc sĩ về Luật pháp và Ngoại giao tại Đại học Fletcher, Hoa Kỳ.
  • 6/1994 – 7/1999: Ông được phân công làm phó Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao.
  • 8/1999 – 10/2001: Đồng chí Phạm bình Minh được bổ nhiệm làm đại sứ, Phó Trưởng đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đảng ủy viên Đảng ủy các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  • 10/2001 – 02/2003: Ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đảng ủy viên Đảng ủy các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bí thư Chi bộ Đại sứ quán.
  • 3/2003 – 8/2007: Ông được bổ nhiệm giữ chức Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao. Trưởng đoàn đối thoại về nhân quyền với các nước; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (9/2006); Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • 8/2007 – 01/2009: Đồng chí được bổ nhiệm làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng rồi Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương.
  • 01/2009 – 7/2011: Ông trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng (chính thức), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
  • 8/2011 – 11/2013: Đồng chí được phê chuẩn làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
  • 11/2013 – 01/2016: Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị.
  • 01/2016 – 4/2021: Đồng chí Phạm Minh Chính trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; phụ trách công tác đối ngoại của Nhà nước và Đảng ủy Ngoài nước; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII.
  • Từ 4/2021 đến nay: Đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

III. Kết luận

Bà Nguyễn Nguyệt Nga – vợ đồng chí Phạm Bình Minh
Trong sự thành công của ông Phạm Bình Minh, chúng ta không thể bỏ qua bóng dáng của bà Nguyễn Nguyệt Nga – vợ ông. Bà là Nguyên vụ trưởng Vụ hợp kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao. Hiện bà đang giữ chức Phó chủ tịch Nhóm tầm nhìn APEC, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương. Được biết, bà học cùng trường với chồng và có hơn 30 năm làm trong ngành ngoại giao, là nữ vụ trưởng đầu tiên về kinh tế ở Bộ Ngoại giao. Bà Nguyễn Nguyệt Nga được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tiểu sử Phạm Bình Minh cũng như các đóng góp của ông trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé.