Sân bóng đá không chỉ đơn giản là nơi mà các cổ động viên đến và cổ vũ, nó còn thể hiện hình ảnh, tầm cỡ đẳng cấp của câu lạc bộ đó. Một đội bóng có tiềm lực tài chính khủng sẽ đầu tư, nâng cấp sân vận động mình để biến nơi đó thành “thánh địa” khiến mọi đối thủ khi tới đây đều phải khiếp sợ. Bài viết này chúng ta sẽ cùng uclaprimatefreedom.com tìm hiểu về top 5 sân bóng đá lớn nhất thế giới, để khám phá xem những sân vận động của môn thể thao Vua có gì đặc biệt mà lại khiến nhiều cổ động viên ao ước có một lần ghé thăm đến vậy. 

I. Sân vận động mùng 1 tháng 5

Với sức chưa lên đến 114.000 chỗ ngồi, sân vận động mùng 1 tháng 5 của đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên vinh dự trở thành sân bóng đá lớn nhất thế giới. 

Không chỉ có sức chứa khổng lồ, sân vận động còn được vinh dự trở thành một trong những sân vận động đẹp nhất thế giới khi được xây dựng theo hình dáng của hoa mộc lan, nằm bên bờ sông Taedong của Bình Nhưỡng – thủ đô của nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Sân bóng đá mùng 1 tháng 5 là niêm vinh dự của người dân Triều Tiên

Sân vận động mùng 1 tháng 5 hay còn được gọi là sân Rungrado May Day, được khai trương chính thức vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, gắn liền với sự kiện hoành tráng chính là lễ hội thanh niên và sinh viên thế giới diễn ra lần thứ 13 trong lịch sử với sự tham gia của 22.000 đại biểu đến từ 177 quốc gia. 

Sân vận động mùng 1 tháng 5 sở hữu khoảng 150 chỗ ngồi với tổng diện tích lên đến 207.000m2 được xem là niềm tự hào to lớn của người dân nước này. 

II. Sân Melbourne Cricket Ground

Sân vận động thể thao nằm ở Melbourne thuộc Bang Victoria, Australia là sân vận động bóng đá lớn thứ hai trên thế giới. Với sức chứa lên đến 100.024 khán giả, MCG là sân vận động lớn nhất Australia.

Sân MCG có lịch sử thành lập từ lâu đời vào năm 1853 để trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao trong khuôn khổ trong nước và quốc tế đáng chú ý. MCG cũng từng diễn ra các trận đấu bóng đá trong khuôn khổ vòng loại FIFA World Cup cùng nhiều sự kiện của Olympic và Đại hội thể thao. 

Với thiết kế vô cùng độc đáo và đẹp mắt với đường viền bầu dục bao phủ mái che bằng thép hiện đại, sân MCG còn có khả năng thay đổi sân khấu linh hoạt để có thể phục vụ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như các buổi hòa nhạc, lễ hội,..diễn ra tại đây với quy mô vô cùng hoành tráng. 

MCG trở thành một biểu tượng quốc gia của nước Úc, nơi mà người dân vinh hạnh và tự hào vẫy gọi du khách quốc tế đến với thành phố Melbourne 

III. Sân Camp Nou 

Camp Nou hay còn được gọi là sân Spotify Camp Nou vì nhà tài trợ dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify đã đạt thỏa thuận với câu lạc bộ xứ Catalan để có được quyền đặt tên cho sân vận động trong một thỏa thuận trị giá lên đến 310 triệu đô la có thời hạn trong vài năm. 

Camp Nou là sân nhà chính thức của câu lạc bộ bóng đá Barcelona kể từ khi nó hoàn thành vào tháng 9 năm 1957. Mặc dù tên sân dự kiến ban đầu được gọi là Estadi del FC Barcelona, nhưng sau đó, Camp Nou đã được sử dụng. 

Với sức chứa hiện tại lên đến 99,354 chỗ ngồi, đây là sân vận động có sức chứa lớn nhất châu Âu thời điểm hiện tại. Đến với sân Camp Nou, bạn sẽ phải choáng ngợp trước độ hoành tráng, hiện đại của sân vận động đội bóng xứ Catalan với mức độ đầu tư khủng khiếp mà câu lạc bộ đã chi ra.

Camp Nou còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, hòa nhạc

Sân nhà Camp Nou của Barca thường xuyên diễn ra các trận đấu trong các giải đấu mà đội bóng này tham dự. Nếu theo dõi Barca thi đấu, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được hình ảnh các cules-cổ động viên Barca cuồng nhiệt, tạo nên bầu không khí sôi động trên các khán đài rựa lửa với tông màu đỏ xanh cùng câu khẩu hiệu “Mes que un club”

Ngoài việc là sân nhà của Barcelona, đây còn là sân nhà của đội tuyển Catalunya và được sử dụng cho nhiều sự kiện bóng đá khác như các buổi hòa nhạc lớn diễn ra tại đây. 

IV. Sân Rose Bowl

Với chi phí xây dựng lên đến gần 300 nghìn đô, đây là một trong những sân bóng đá lớn nhất thế giới.

Sân vận động động thể thao ngoài trời Rose Bowl của Hòa Kỳ được khánh thành chính thức vào năm 1922, đồng thời vinh dự được công nhận là địa danh lịch sử quốc gia Hòa Kỳ và địa danh lịch sử xây dựng dân dụng California. Hiện tại sức chứa của sân lên đến 92. 542 chỗ ngồi.  

Kể từ năm 1982, sân vận động được đặt tên như hình một bông hoa này trở thành sân nhà chính thức của đội UCLA Bruins. Nơi đây đã diễn ra nhiều giải đấu quan quan trọng như trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 1994, hay trận tranh huy chương vàng bóng đá tại Olympic 1984, cũng như nhiều trận đấu trong khuôn khổ của Concacaf. 

V. Sân vận động FNB

Là một trong những niềm tự hào của người dân châu Phi, sân vận động FNB vinhd ự khi có tên trong danh sách Top 5 sân bóng đá lớn nhất thế giới.

Sân First National Bank, hay còn được gọi là sân vận động FNB, Soccer City và The Calabash nằm ở nước cộng hòa Nam Phi.

FNB là sân vận động lớn nhất Châu phi

Đây là sân nhà của  Kaizer Chiefs F.C và đội tuyển quốc gia Nam Phi, thuộc thuộc quyền quản lý bởi SMAS – quản lý sân vận động Nam Phi.

Với trọng trách được thiết kế để làm sân vận động bóng đá chính chính cho World Cup 2019 với sức chứa lên đến 94.736 chỗ ngồi. Đây là sân bóng đã diễn ra trận chung kết thế giới vào năm 2010 giữa hai đội đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. 

TỔNG KẾT

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về top 5 sân bóng đá lớn nhất thế giới. Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi bóng đá châu Âu, chắc chắn đã từng biết đến sự hoành tráng, vĩ đại của các sân vận động như Wembley hay Bernabeu,… tuy nhiên khi đến với các sân vận động hàng đầu thế giới, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi không gian vĩ mô và sự hiện đại của các sân bóng kể trên.